Gen di truyền - yếu tố duy nhất quyết định chiều cao?

Hỏi

Ba mẹ con đều có chiều cao thuộc dạng trung bình thấp, điều đó có ảnh hưởng đến chiều cao của con không? Yếu tố di truyền quyết định như thế nào đến điều này? Con là nam, năm nay con đã 15 tuổi mà con chỉ cao 155cm, so với nhiều bạn cùng trang lứa thì con thấp hơn.

Lê Quốc _ 20/01/2016, 10:49

Trả lờiChuyên gia tư vấn _ 21/01/2016, 07:56
Chào cháu
Theo các nghiên cứu khoa học, các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao của con người là di truyền, dinh dưỡng và rất nhiều yếu tố khác. Trong đó, dinh dưỡng (31%-32%); di truyền (23%); rèn luyện thể lực (20%), môi trường sống (16%), hàm lượng vitamin D hấp thụ, tâm lý, môi trường, hormon...
+ Gen di truyền:
Yếu tố này phụ thuộc vào chiều cao của bố mẹ. Để tính được chiều cao trung bình theo gen, có nhiều công thức được đưa ra:
Công thức 1
Chiều cao con trai = ((chiều cao mẹ + 15cm) + chiều cao bố) / 2
Chiều cao con gái = ((chiều cao bố - 15cm) + chiều cao mẹ) / 2

Công thức 2
Cần tính chiều cao trung bình của bố và mẹ:
TBBM = (chiều cao bố + chiều cao mẹ) / 2
Với bé trai: chiều cao trung bình = TBBM + 6cm, chiều cao tối đa = TBBM + 11cm, chiều cao tối thiểu = TBBM + 1cm.
Với bé gái: chiều cao trung bình = TBBM - 6cm, chiều cao tối đa = TBBM + 1cm, chiều cao tối thiểu = TBBM - 11cm
Đây chỉ là những công thức tính toán trên gen di truyền mà thôi. Nên sẽ không hoàn toàn quyết định chiều cao sau này.

Gen di truyền - yếu tố duy nhất quyết định chiều cao?

 Yếu tố dậy thì và hormone:
Chiều cao sẽ tăng từ khi hình thành cho đến hết tuổi dậy thì. Trước khi dậy thì, những phần xương ống (chân, tay) mềm và có thể thay đổi chiều dài. Khi dậy thì, các đĩa tăng trưởng Epiphysis bắt đầu được hình thành và củng cố nên tăng trưởng dừng lại.
Với con gái, thời kỳ tăng trưởng nhanh nhất là từ 8 - 13 tuổi. Còn con trai sẽ từ 10 - 15 tuổi. Điều này cho thấy con trai có lợi thế hơn con gái 2 năm để phát triển nên chiều cao con trai thường cao hơn con gái. Bên cạnh đó, nội tiết tố nam testosterone giúp xương phát triển lâu hơn. Tại thời điểm này, chiều cao có thể tăng 7-12cm mỗi năm. Sau đó vẫn tiếp tục tăng chậm dần cho hết tuổi trưởng thành, với con gái là 23 tuổi và con trai là 25 tuổi.

Dinh dưỡng:
Đây cũng là một yếu tố quyết định rất lớn tới sự phát triển chiều cao. Chiều cao tăng từ khi hình thành đến hết tuổi dậy thì. Tuy nhiên, có ba giai đoạn quan trọng: giai đoạn phôi thai, độ tuổi từ 6 - 8 và tuổi niên thiếu. Một chế độ ăn uống thích hợp và chăm sóc sức khỏe trong 3 giai đoạn này có thể có ảnh hưởng rất lớn đến chiều cao.

Gen di truyền - yếu tố duy nhất quyết định chiều cao?

Dinh dưỡng và tập luyện hợp lý giúp tăng chiều cao
Dinh dưỡng cần phải có đủ năng lượng phù hợp với từng lứa tuổi. Nếu quá ít sẽ suy dinh dưỡng nhưng quá nhiều lại gây béo phì. Bữa ăn cần đủ 4 yếu tố: đạm (chiếm 10-15% tổng năng lượng), tinh bột (chiếm 60-65% tổng năng lượng), chất béo (chiếm 10% tổng năng lượng) và rauKhông nên ăn bất cứ thứ gì quá nhiều, sẽ mất cân bằng.
Sữa có chứa một lượng canxi lớn, để hấp thụ được dễ dàng hơn nhờ sự kết hợp của vitamin D và photpho trong sữa. Ngoài ra, sữa cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất và nguồn protein có giá trị cao sinh học và axit amin quan trọng.
Để phát triển chiều cao, ngoài những yếu tố không thể tác động như: gen di truyền, hormon... thì yếu tố bên ngoài là những yếu tố có thể giúp phát triển được chiều cao tối ưu của mình. Tập luyện thể thao, ăn uống dinh dưỡng hợp lý, tạo điều kiện và môi trường sống trong sạch, lành mạnh chính là "chìa khoá" giúp cháu phát triển chiều cao tối đa.
Chúc cháu khỏe!

Share this:

,

CONVERSATION

0 nhận xét:

Đăng nhận xét